- 23/01/2023
- 0 Bình luận
Sàn Gỗ Công Nghiệp – Top 4 Loại Ván Sàn Phổ Biến Nhất 2023
Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp với công nghệ ép nén cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF, có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại được các ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu gỗ truyền thống như: mối mọt, cong vênh, …Bài viết dưới đây, Sàn gỗ 247 giới thiệu cùng Quý khách hàng top 4 loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến được sử dụng nhiều nhất năm 2023 tới đây.
1. Gỗ dán (Plywood) hay còn gọi là gỗ ván ép
Cấu tạo
Gỗ dán có tên tiếng Anh là Plywood hay còn được gọi là gỗ ván ép. Loại gỗ này được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày xấp xỉ khoảng 1mm. Các miếng gỗ mỏng được ép chồng lên nhau theo phương vuông góc và được kết dính với nhau bằng một loại keo chuyên dụng.
Sau khi ép được các tấm gỗ nhỏ, thì các tấm này lại tiếp tục được ghép với nhau để tạo thành những khối gỗ lớn như gỗ tự nhiên. Gỗ thông và gỗ bạch dương là 2 loại gỗ phổ biến nhất thường được dùng để làm gỗ dán.
Đặc điểm
Gỗ ván ép có đầy đủ các đặc tính của một tấm gỗ công nghiệp bình thường. Khả năng chịu lực cao. Ít bị mối mọt, không bị cong vênh, có ngót hoặc rạn nứt theo thời gian sử dụng.
So với một số loại gỗ công nghiệp khác thì bề mặt gỗ dán không được phẳng và nhẵn cho lắm. Gỗ dán thì có các loại gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ phim, gỗ dán phủ keo.
Ứng dụng
Vì bề mặt gỗ dán không được phẳng và nhẵn cho lắm nên có thể dùng gỗ dán để làm code gỗ cho gỗ công nghiệp phủ Veneer.
Gỗ dán cũng có thể được sử dụng để sản xuất các đồ nội thất như tủ, giường, bàn,… nhưng trước tiên phải được được phủ một lớp phủ bề mặt.
Với những loại ván gỗ dán có khả năng chịu nước tốt thì thường được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng như làm copha, khuôn đổ bê tông, gia cố ngoài trời,…
2. Gỗ công nghiệp MDF
Cấu tạo
Gỗ MDF là tên viết tắt của từ Medium Density Fiberboard hay còn được gọi với cái tên khác là gỗ ván sợi mật độ trung bình.
Gỗ MDF được chế biến từ một số loại gỗ tự nhiên mềm và gỗ cứng nghiền mịn ra, sau đó được trộn với một số loại keo chuyên dụng và các chất làm cứng rồi được mang đi ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Tính chất
Gỗ công nghiệp MDF có bề mặt phẳng mịn hơn gỗ dán. Cũng có các tính chất của gỗ công nghiệp là không bị cong vênh, co ngót, chống được mối mọt.
Sàn gỗ công nghiệp MDF khá mềm nên việc gia công để làm đồ nội thất rất dễ. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm khiến khả năng chịu lực của loại gỗ này không cao. Có 2 loại gỗ MDF chính: gỗ MDF thường và gỗ MDF chống ẩm thường có lõi màu xanh lá cây.
Ứng dụng
Sàn gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất cho gia đình, văn phòng. Ngoài ra, còn được dùng để làm code gỗ cho các lớp phủ như MFC, PVC,…
3. Gỗ công nghiệp HDF
Cấu tạo
Gỗ HDF là tên viết tắt của High Density Fiberboard. Gỗ công nghiệp HDF được chế biến từ một số loại gỗ tự nhiên ngắn ngày.
Các loại gỗ tự nhiên ngắn ngày sau khi thu hoạch về được làm sạch sau đó đem đi nghiền mịn ra rồi trộn với các chất phụ gia làm tăng độ cứng, chống mối mọt và chất kết dính. Cuối cùng là đem đi ép gia cường ở nhiệt độ rất cao.
Tính chất
Gỗ công nghiệp HDF khi dùng để sản xuất các đồ nội thất có tuổi thọ khá cao, khoảng trên 10 năm. Loại gỗ này thường rất cứng, có khả năng chịu được nước tốt.
Khả năng chịu nhiệt của gỗ HDF cũng được đánh giá ở mức cao. Loại gỗ này cũng có khả năng chống sự xâm nhập của mối mọt, theo thời gian sử dụng không bị cong vênh, co ngót.
Ứng dụng
Đối với những đồ nội thất cao cấp thường dùng gỗ HDF để sản xuất. Ngoài ra, với khả năng chịu nước tốt, gỗ HDF còn được dùng để làm sàn nhà, gia công các đồ nội thất đặt ở nơi có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước.
4. Gỗ ván dăm (OKAL)
Cấu tạo
Gỗ ván dăm còn có tên gọi khác là gỗ Okal. Quy trình sản xuất ra những tấm gỗ ván dăm cũng khá đơn giản.
Gỗ tự nhiên được xay, nghiền thành những mảnh dăm nhỏ. Sau đó trộn với keo và các chất phụ gia rồi đem đi ép là có thể tạo ra được một tấm gỗ ván dăm.
Tính chất
Gỗ ván dăm không bị co ngót khi sử dụng lâu ngày, ít bị mối mọt. Tuy nhiên, khả năng chống ẩm của gỗ ván dăm không được đánh giá cao, loại có khả năng chống ẩm tốt nhất thường có lõi màu xanh. Khả năng chịu lực của loại gỗ này cũng chỉ ở mức vừa phải. Vì được ghép từ các dăm gỗ nhỏ nên khi gia công các góc cạnh thường rất dễ bị sứt hoặc mẻ.
Ứng dụng
Gỗ ván dăm thường được dùng để làm code gỗ cho các lớp phủ bề mặt như lớp phủ MFC, PVC,… Ngoài ra, ván gỗ dăm cũng được dùng để gia công phần thô của các đồ nội thất, ứng dụng trong lĩnh vực quảng cáo,…